Bớt bẩm sinh

Bớt bẩm sinh

BỚT BẨM SINH

Mặc dù “bớt bẩm sinh” là lành tính thường không gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe nhưng lại có ảnh hưởng rất lớn về mặt thẩm mỹ, vì vậy những người có “bớt bẩm sinh” thường có tâm lý tự ti, mặc cảm ngại tiếp xúc với mọi người, không dám xuất hiện trước đám đông.

Theo Tin Tức Y Khoa ngày nay Medicalnewstoday, với một số bớt có thể biến thành vết lở loét đôi khi gây ung thư da, với một số vết bớt vùng mắt có thể gây tăng nhãn áp. Vì vậy, bạn phải thường xuyên chú ý theo dõi bớt, nhất là khi bớt có những thay đổi như tăng kích thước, độ nâng lên khỏi bề mặt da, bớt trở nên sậm màu hơn hay bớt bị chảy máu, đau, ngứa, bạn nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa da liễu để được thăm khám và điều trị kịp thời. Nếu có vết thương trên bớt mạch máu, bạn hãy làm sạch vết thương bằng xà phòng và nước, sau đó dùng gạc y tế giữ chặt vết thương và đến gặp bác sĩ chuyên khoa da liễu ngay lập tức.

*Bớt ota ở mắt có thể gây tăng nhãn áp nếu không điều trị kịp thời

Vậy bớt bẩm sinh là gì? Nguyên nhân nào gây ra bớt bẩm sinh? Và cách điều trị ra sao? Bạn hãy tham khảo bài viết dưới đây nhé

  1. Bớt bẩm sinh là gì?

Bớt bẩm sinh là tình trạng một vùng da có màu sắc bất thường so với những vùng khác, được phát hiện ngay sau sinh hay trong vài tuần đầu sau sinh, có thể xuất hiện ở bất kỳ vùng nào của cơ thể. đa số chúng không ác tính. Bớt bẩm sinh có nhiều loại với màu sắc, kích thước và hình dạng khác nhau.

  1. Phân loại bớt bẩm sinh

Bớt bẩm sinh được chia thành 2 loại:

  1. Bớt sắc tố: bớt ota, ito, mông cổ, cafe au lait, nốt ruồi, thường có màu nâu nhạt, đen, xanh đen hoặc xanh xám. Theo Clevend Clinic – một trung tâm y tế học thuật của Hoa Kỳ, tùy theo số lượng và vị trí của melanin sẽ xác định màu sắc của các bớt sắc tố. Và tùy theo vị trí xuất hiện, bớt sắc tố lại được chia thành 3 loại:  
  • Bớt thượng bì: nốt ruồi, bớt cafe au lait…
  • Bớt bì: Bớt ota, ito, becker, mông cổ, xăm hình…
  • Bớt hỗn hợp: Tổng hợp 2 loại trên
  1. Bớt mạch máu: bớt cá hồi, bớt rượu vang đỏ… có màu đỏ, tím hoặc hồng.                  
  1. Nguyên nhân gây bớt bẩm sinh
  1. Nguyên nhân gây bớt sắc tố

Do có bất thường về số lượng tế bào sắc tố khiến cho vùng da ảnh hưởng sinh ra nhiều hạt sắc tố Melanin hơn vùng khác gây ra bớt sắc tố.

  1. Nguyên nhân gây bớt mạch máu

Khi có bất thường, dị dạng bẩm sinh của mạch máu, như mạch máu của một vùng da bị giãn to, hay có quá nhiều mạch máu ở cùng một vị trí gây ra bớt mạch máu.

  1. Một số bớt bẩm sinh thường gặp
  1. Bớt sắc tố
  1. Bớt ota (Nevus ota)
  • Bớt ota là những mảng tăng sắc tố màu xanh đen hoặc nâu xám một bên, phân bố theo dây thần kinh mặt (vùng gò má, má, quanh mắt, trán…), thường xuất hiện nhiều trên khuôn mặt đôi khi còn xuất hiện ở niêm mạc mắt, miệng. Với trường hợp xuất hiện ở mắt, bớt ota có thể gây tăng nhãn áp.
  • Loại bớt này thường xuất hiện lúc sinh, thường gặp ở người dân Châu Á, đặc biệt phụ nữ có khả năng gặp gấp 5 lần nam giới.
  • Bớt này thường đáp ứng rất tốt với điều trị laser sắc tố, không gây đau, không để lại sẹo.

https://medcare.com.vn/wp-content/uploads/2021/11/dang-wb-8-1024x573.jpg

  1. Bớt cafe au lait (bớt cà phê sữa)
  • Bớt cà phê au lait” còn gọi là “Bớt cà phê sữa” là những đốm có hình bầu dục, thường có màu nâu nhạt.           
  • Loại bớt này có thể xảy ra lúc còn nhỏ hoặc khi lớn lên, đôi khi tăng dần theo thời gian, tập trung chủ yếu ở má.   

*

 

  1. Nốt ruồi:

Nốt ruồi thường có màu từ hồng đến nâu nhạt hoặc đen. Chúng có hình tròn, kích thước khác nhau. Một số nốt ruồi sẽ tự biến mất, nhưng cũng một số nốt ruồi sẽ dần lớn lên, thậm chí còn có lông tóc mọc ra từ chúng. Nốt ruồi có thể xảy ra ở bất cứ vị trí nào trên cơ thể

 

*

 

  1. Bớt Ito

Bớt Ito là những mảng tăng sắc tố màu xanh xám, nằm ở vùng vai và cánh tay. Điều trị bằng laser tương tự nevus ota, cho kết quả rất tốt.

 

https://medcare.com.vn/wp-content/uploads/2021/11/dang-wb-9.jpg

 

  1. Bớt Becker

Bớt có thể bẩm sinh hoặc xuất hiện sau khi sinh, đặc trưng bởi dát hoặc mảng màu nâu nhạt, bề mặt rậm lông, thường ở một bên vai, cánh tay và thân mình. Bớt thường gặp ở nam giới.

Điều trị bớt bằng laser triệt lông và laser sắc tố cho hiệu quả cao. 

https://medcare.com.vn/wp-content/uploads/2021/11/dang-wb-11.jpg

 

  1. Bớt mông cổ:
  • Bớt Mông Cổ là các đốm màu xanh ở vùng cùng cụt ở trẻ em khỏe mạnh. Những bớt này thường biểu hiện lúc mới sinh hoặc những tuần đầu tiên sau sinh, thường biến mất trước năm 4 tuổi, nhưng cũng có một số trường hợp tồn tại cả đời.
  • Loại bớt này thường gặp ở những người có làn da đen tự nhiên (khoảng 90% là người Châu Á).   
  1. Bớt mạch máu
  1. Bớt cá hồi

Là bất thường mạch máu thường gặp nhất ở trẻ nhỏ. Biểu hiện là một dát màu hồng đến đỏ, thường ở vùng mặt. Ngoại trừ vùng cổ, bớt thường mờ đi trước 2 tuổi. Điều trị không cần thiết do bớt thường tự khỏi. Có thể sử dụng laser mạch máu cho những trường hợp bớt còn dai dẳng.

  1. Bớt rượu vang đỏ
  • Loại bớt này gặp ở 3 trên 1000 đứa trẻ, là một khoảng da có hiện tượng dị dạng mạch máu ở bất kì vùng nào của cơ thể, bớt này có màu đỏ hoặc hồng lúc mới sinh, sau đó sậm màu dần khi trẻ lớn lên. Vùng da bị ảnh thưởng thường khô, dày lên dần tạo ra các cục cứng dưới da.
  • Bớt rượu vang đỏ không mờ đi nếu không được điều trị, và có thể đi kèm các vấn đề sức khỏe của mắt, mạch máu não.

 

https://medcare.com.vn/wp-content/uploads/2021/11/dang-wb-2.jpg

 

  1. U máu
  • U máu nhũ nhi
  • Thường xuất hiện trong vài tuần đến vài tháng đầu sau sinh. Biểu hiển là những mảng đỏ tươi, giới hạn rõ. Loại u này thường tự khỏi khi trẻ lớn lên. Tuy nhiên sau khi thoái triển có thể không trả lại nền da bình thường, nhất là những u kích thước lớn có thể tạo sẹo.
  • U máu nhũ nhi có thể điều trị với các thuốc thoa. Phẫu thuật và laser có thể lựa chọn cho các tổn thương không đáp ứng điều trị.

https://medcare.com.vn/wp-content/uploads/2021/11/dang-wb-3-1024x309.jpg

  • U máu bẩm sinh

Ít gặp hơn so với u máu nhủ nhi. Xuất hiện ngay khi sinh với hai dạng là u thoái triển nhanh và u không thoái triển. U biểu hiện là những khối màu hồng đến tím với giãn mạch bề mặt, bao quanh bởi một viền nhạt màu. U thoái triển nhanh thường tự khỏi trong năm đầu đời. u không thoái triển thường tăng dần theo tuổi. Điều trị bằng phẫu thuật cắt bỏ.

 

https://medcare.com.vn/wp-content/uploads/2021/11/dang-wb-4.jpg

 

  1. Điều trị bớt bẩm sinh

Nhìn chung, các vết bớt nhỏ thường vô hại, một số có thể tự mất sau 1 thời gian. Theo tạp chí Da Liễu Kwan, điều trị bớt bẩm sinh bao gồm: điều trị bằng liệu pháp laser và điều trị tại chỗ.

  1. Liệu pháp laser
  • Hiện nay chuyên ngành da liễu đang sử dụng liệu pháp laser – ánh sáng để cải thiện hầu hết các loại bớt, cả bớt sắc tố và bớt mạch máu.
  • Cơ chế: dùng laser – ánh sáng có chùm tia năng lượng cao để loại bỏ các hạt sắc tố da hay phá hủy các mạch máu bất thường.
  • Để điều trị bớt bẩm sinh phải điều trị nhiều đợt, tùy theo màu sắc của bớt và đáp ứng của bệnh nhân mà có thể điều trị 8- 10 đợt, mỗi đợt cách nhau khoảng 01 tháng.
  1. Điều trị tại chỗ:

Một số loại thuốc có thể được sử dụng trong điều trị các bớt bẩm sinh được đưa ra bởi Học Viện Da Liễu Mỹ

    1. Với các bớt mạch máu:
  • Propranolol: thuốc này có hiệu quả trong ngăn ngừa tiến triển của bệnh u mạch máu bằng cách thu nhỏ 1 khối u đang tăng lên. Thuốc này được chấp nhận trong điều trị các u mạch máu
  • Corticosteroid: có thể teo nhỏ một phần mạch máu bất thường.
  • Các thuốc trên cần được sử dụng theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa da liễu.
    1. Với các bớt sắc tố:
  • Dùng kem bôi có chứa hoạt chất ức chế hắc sắc tố melanin trên da. Một số hoạt chất bao gồm Hydroquinone, N-Acetyl Glucosomine, Methimazole, Niacinamide,  Arbutin, Tranexamic, Kojic acid, vitamin C, acid azelaic, retinoid … Những hoạt chất này có tác dụng ức chế sản sinh enzym tyrosinase - là enzym chính trong quá trình tổng hợp hắc sắc tố melanin hoặc ngăn chặn sự di chuyển của các melanosome với hoạt động đưa melanin đẩy lên bề mặt da và kết quả là da trở nên sáng hơn.
  • Tuy nhiên, các hoạt chất này có thể gây ra các tác dụng phụ như: khô da, kích ứng, đỏ, ngứa. Vì vậy, trước khi sử dụng các hoạt chất trên bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ da liễu để tránh được những ảnh hưởng đến làn da của bạn.
  1. Phẫu thuật

Theo Dịch vụ Y Tế Quốc Gia NHS, Một số bớt bẩm sinh có thể điều trị thành công bằng phẫu thuật cắt bỏ. Thủ thuật có thể được thực hiện ở một phòng khám Da liễu có chuyên môn hay cơ sở y tế uy tín. Bớt có thể được cắt bỏ sau một hay vài liệu trình tùy kích thước. Tuy nhiên, nguy cơ sẹo xấu là có tồn tại.

← Bài trước Bài sau →