Cách chọn kem chống nắng cho da mụn

Cách chọn kem chống nắng cho da mụn

 Chọn đúng được loại kem chống nắng thích hợp cho da mụn là rất khó. Bởi làn Da mụn là loại do luôn nhạy cảm với những điều viêm nhiễm và bít lỗ chân lông. Cần biết với những tiêu chí an toàn trên các loại kem chống nắng phù hợp với làn da đảm bảo sự khỏe mạnh cho da.

1. Các tiêu chí chọn kem chống nắng phù hợp với da mụn
Dòng chữ “Non-Comedogenic” (không gây bít lỗ chân lông). Là một trong những tiêu chí quan trọng mà chúng ta cũng cần lưu ý trên nhãn sản phẩm để tránh các thành phần không có lợi tích tụ và gây bí bách ở lỗ chân lông.


Không chứa những chất dẫn xuất, mùi hương, oxybenzone, cồn và PABA: Dễ gây kích ứng với làn da nhạy cảm.


Kem mỏng nhẹ, không quá đậm đặc: Giúp cho làn da dễ thở hơn trong mùa hè nóng bức.
Chứa những thành phần khoáng chất có lợi: Các thành phần khoáng chất có trong kem chống nắng như Zinc Oxide và Titanium Oxide có khả năng bảo vệ làn da tốt hơn thay vì các loại kem chống nắng hoá học có nồng độ mạnh và khả năng thẩm thấu cao.


Không chứa dầu (Oil-Free) và chứa nhiều nước: Tránh da nhờn rít. Người sử dụng nên chọn những loại kem chống nắng dưới dạng gel hoặc dạng nước.


Chỉ số SPF cao có thể khiến lỗ chân lông bị bít và làn da đổ dầu nhiều, làm mọc nhiều mụn hơn. Chính Vì vậy, các chỉ số SPF cũng nên dừng lại ở mức 50. Nếu như làn da bị mụn nghiêm trọng, nên dùng kem chống nắng  những có chỉ số SPF ở mức 15.


2. Tính chất của các loại kem chống nắng
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều dòng sản phẩm với nhiều tên gọi khác nhau (sun cream, sun gel, sun matte,.sun milk, ..). Vì vậy, chúng ta cần phải đọc thêm cả thành phần để nhận biết các loại kem chống nắng khác nhau và tính năng của chúng để có sự lựa chọn phù hợp.


2.1 Kem chống nắng vật lý
Nguyên lý hoạt động: Thành phần chính của kem chống nắng vật lý là Zinc oxide và Titanium. Loại kem này giúp tạo một lớp màng chắn như một lớp áo bảo vệ, giúp ngăn chặn phát tán và phản xạ tia UV, khiến chúng không thể xuyên qua da được.


Ưu điểm: An toàn dành cho da, ít gây kích ứng và bền vững dưới nắng.
Nhược điểm: Nó sẽ để lại trên mặt một lớp trắng xoá, gây cho bạn một cảm giác hơi bí và dễ gây bóng nhờn. Loại kem này cũng đang càng được cải tiến để khắc phục nhược điểm, lớp kem cũng sẽ không còn trắng xóa mà chỉ còn lại một màng trắng mỏng. Với những người làn da hơi ngăm đen thì không nên dùng loại này.


2.2 Kem chống nắng hoá học
Nguyên lý hoạt động: Thành phần chính của kem là avobenzone, sulisobenzone, oxybenzone, . Kem có tác dụng như một màng lọc hóa học, hấp thu và giúp thẩm thấu các tia UV, các tia này cũng sẽ bị xử lý, phân hủy và phóng thích ra ngoài trước khi có khả năng làm tổn thương da.


Ưu điểm: thẩm thấu nhanh vào da, không làm da bóng dầu và trắng xóa.
Nhược điểm: không bền vững dưới ánh nắng, cần phải bôi lại kem sau 2h tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời, thời gian chờ kem chống nắng ngấm vào da trước khi ra nắng là 15-20 phút.

← Bài trước Bài sau →